Tổng cục Lâm nghiệp và Hội Khoa học Kinh tế Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ký quy chế phối hợp
Ngày 28/02 tại Trường Đại học Lâm nghiệp đã diễn ra Lễ ký quy chế phối hợp giữa Tổng cục Lâm nghiệp với Hội Khoa học Kinh tế Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Hai bên sẽ phối hợp trên hai nội dung chính, gồm phối hợp tuyên truyền các chủ trương, cơ chế, chính sách, pháp luật, chia sẻ thông tin hoạt động sản xuất, quản lý, ứng dụng khoa học công nghệ trong lĩnh vực Lâm nghiệp theo quy định pháp luật và hợp tác với tư cách tham gia, phản biện, tư vấn, đánh giá, xây dựng và hoàn thiện các cơ chế, chính sách; cung ứng dịch vụ theo quy định pháp luật thuộc các lĩnh vực quản lý của Tổng cục.
Trong đó tập trung vào đánh giá, giám sát kết quả thực hiện chiến lược, chương trình, đề án, dự án của ngành lâm nghiệp; thúc đẩy quản lý rừng bền vững gắn với nâng cao hiệu quả kinh tế lâm nghiệp; đề xuất hoàn thiện cơ chế, chính sách và đề án phát triển lâm nghiệp; hợp tác về nghiên cứu khoa học, phối hợp đào tạo, tập huấn, nâng cao năng lực và các chương trình hợp tác quốc tế.
Quy chế này được thực hiện trong 05 năm. Hai bên sẽ cùng thống thất nội dung, kế hoạch chi tiết để tổ chức thực hiện, báo cáo kết quả phối hợp hàng năm cũng như tổ chức sơ kết, tổng kết nhiệm kỳ.
Trước đó, Hội Khoa học Kinh tế Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam đã phối hợp cùng Tổng cục Lâm nghiệp, Vụ Pháp chế và trường Đại học Lâm nghiệp, tổ chức hội thảo "Góp ý dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) trong lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp". Hội thảo có sự tham dự của một số nhà quản lý, khoa học trong nước và quốc tế, một số doanh nhân có kinh nghiệm thực tiễn và quan tâm đến xây dựng, hoàn thiện Luật.
Hội thảo được tổ chức với mục đích tập hợp ý kiến tham vấn của các chuyên gia, các nhà khoa học, các nhà quản lý cấp quốc gia, góp ý xây dựng cơ chế, chính sách luật đất đai trọng tâm trong lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp.
Hội thảo tập trung vào thảo luận 09 nội dung Chính phủ đề nghị xin ý kiến nhân dân, trọng tâm là các nội dung về quy định, chế định pháp lý có liên quan về đất sản xuất nông nghiệp, đất lâm nghiệp, đất nuôi trồng thuỷ sản, đất chăn nuôi, đất xây dựng các công trình thuỷ lợi, phòng chống thiên tai, đất làm muối được quy định tại dự thảo Luật, gồm: (1) Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; (2) Thu hồi đất và chính sách bồi thường, hỗ trợ, tái định cư; (3) Phát triển quỹ đất; (4) Giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất; (5) Đăng ký đất đai, cấp giấy chứng nhận và các thủ tục hành chính, dữ liệu, thông tin đất đai; (6) Cơ chế, chính sách tài chính, giá đất; (7) Chế độ quản lý, sử dụng các loại đất; (8) Phân cấp, giám sát, kiểm soát quyền lực; (9) Hộ gia đình sử dụng đất./.
T.H
Các bài viết khác:
- TUYỂN DỤNG CHUYÊN GIA TƯ VẤN CHO DỰ ÁN
- Tuyên Quang tiếp tục phát triển rừng gắn với phát triển kinh tế lâm nghiệp bền vững
- Diễn đàn ngày Quốc tế về rừng với thông điệp “Rừng khỏe mạnh để con người khỏe mạnh”
- Hoa hậu H'Hen Niê trồng rừng ở Vườn quốc gia Cúc Phương
- Bàn giải pháp tài chính bền vững cho vườn quốc gia và khu bảo tồn
- AFoCO đồng hành cùng ngành Lâm nghiệp Việt Nam chống biến đổi khí hậu
- Hội nghị SMART toàn quốc và tổng kết công tác quản lý rừng đặc dụng, phòng hộ năm 2022
- Thông báo về việc công bố Danh mục các loài động vật, thực vật hoang dã thuộc Phụ lục Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp (CITES)
- Tổng cục Lâm nghiệp và Hội Khoa học Kinh tế Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ký quy chế phối hợp
- Hội thảo kỹ thuật sản xuất và thương mại nông sản không gây mất rừng