Phiên họp lần thứ tư ủy ban thực thi chung về Hiệp định VPA/FLEGT
Ngày 01/12/2021, tại Hà Nội, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (MARD) và Phái đoàn liên minh châu Âu đã phối hợp và tổ chức Phiên họp lần thứ 4 của Ủy ban thực thi chung (JIC-4) để cập nhật, thảo luận và thống nhất các nhiệm vụ trong thực thi Hiệp định VPA/FLEGT sau phiên họp lần thứ 4 của Tổ công tác kỹ thuật liên ngành (JEM-4) vào ngày 10,11 và 15/11/2021.
Cuộc họp được đồng chủ trì bởi Ông Lê Quốc Doanh, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Ông Giorgio Aliberti, Đại sứ, Trưởng Phái đoàn, Phái đoàn liên minh châu Âu tại Việt Nam cùng sự tham dự của nhiều đại diện cơ quan khác. Về phía Việt Nam có sự tham dự của các cơ quan đơn vị thuộc Bộ Nông nghiệp và PTNT, Tổng cục Lâm nghiệp, Bộ Ngoại giao, Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam, đại diện Nhóm Nòng cốt đa bên.Về phía EU có sự tham dự của đại diện từ Phái đoàn EU tại Việt Nam, Viện Lâm nghiệp châu Âu, Tổ chức GIZ và Cơ quan phát triển Pháp (AFD).
Tại phiên họp, hai tổ trưởng Tổ JEM là Ông Phạm Văn Điển và Ông Rui Ludovino đã báo cáo tiến trình thực hiện các nhiệm vụ thực thi VPA/FLEGT cho hai đồng chủ trì và đại biểu tại phiên họp. Hai đồng chủ tịch đánh giá cao nỗ lực của các bên trong việc thực hiện các nhiệm vụ như Báo cáo chung thường niên, Bảng so sánh Hiệp định VPA/FLEGT và hệ thống pháp luật trong nước, Rà soát phụ lục II – Định nghĩa gỗ hợp pháp,… Bên cạnh đó, một số hoạt động bị trì hoãn do yếu tố khách quan về nguồn lực như Đánh giá cơ sở, Quy chế trọng tài VPA đã được đồng chủ tịch nhất trí để vào lộ trình năm 2022. Tại phiên họp, hai đồng chủ tịch JIC đã thống nhất cơ bản các nội dung trong chương trình, thông qua về mặt nguyên tắc đối với Báo cáo chung thường niên năm 2020, Bảng so sánh, các đề xuất của Nhóm Nòng cốt và các nhiệm vụ tại lộ trình năm 2022. Tuy nhiên, các nhiệm vụ và hành động ưu tiên vẫn sẽ được hai bên tiếp tục theo dõi, củng cố,là tiền đề quan trọng để thực hiện các nhiệm vụ quan trọng trong lộ trình năm mới.
Kết thúc phiên họp, hai bên đánh giá cao nỗ lực thực hiện Hiệp định và mong đợi những kết quả tốt nhất sẽ đạt được. Hai đồng chủ tịch cũng mong muốn các bên liên qua và tiếp tục phối hợp và phát huy để đạt được những bước tiến cao hơn trong thực thi Hiệp định.
Các bài viết khác:
- Phát triển du lịch sinh thái gắn với bảo tồn đa dạng sinh học
- Triển khai sáng kiến Liên minh giảm phát thải thông qua tăng cường tài chính lâm nghiệp
- Thông tư số 13/2023/TT-BNV ngày 31/8/2023 của Bộ Nội Vụ Hướng dẫn lưu trữ hồ sơ thủ tục hành chính điện tử
- Lấy ý kiến góp ý Dự thảo Thông tư quy định phương pháp định giá rừng, hướng dẫn định khung giá rừng
- Quy chế quản lý, sử dụng tài sản công do Cục Lâm nghiệp quản lý (Quyết định số 181/QĐ-LN-VP ngày 21/9/2023)
- Kế hoạch chuyển đổi số của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn năm 2023 (Quyết định số 1837/QĐ-BNN-CĐS ngày 11 tháng 5 năm 2023)
- Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 (Quyết định số 749/QĐ-TTg ngày 03 tháng 6 năm 2020)
- Lấy ý kiến góp ý Dự thảo Đề án nâng cao chất lượng rừng nhằm bảo tồn hệ sinh thái rừng và phòng chống thiên tai đến năm 2030
- Tổ chức và hoạt động của Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng Việt Nam (Quyết định số 3618/QĐ-BNN-TCCB ngày 28/8/2023)
- Quy chế về xét nâng bậc lương trước thời hạn của Cục Lâm nghiệp (Quyết định số 139/QĐ-LN-VP ngày 06/9/2023)