Ngày Quốc tế đa dạng sinh học 22/5
“Giảm tiêu thụ trái phép các loài động vật hoang dã nguy cấp” là chủ đề được chọn cho Ngày Quốc tế đa dạng sinh học năm 2014, với mục đích nâng cao ý thức của cộng đồng về việc bảo vệ các loài động vật hoang dã quý hiếm.
Theo đánh giá của Hiệp hội Bảo tồn động vật hoang dã Việt Nam (WCS), Đồng Nai là một trong những tỉnh bảo vệ rừng và động vật hoang dã khá tốt. Rừng tự nhiên được bảo vệ nghiêm ngặt, ít để xảy ra nạn phá rừng, cháy rừng nên “ngôi nhà chung” của nhiều loài động vật hoang dã quý hiếm khá an toàn.
Trước đây, nhiều người dân ở Đồng Nai sống ven rừng tự nhiên khi đến dịp nông nhàn hay vào rừng săn bắt thú, chim muông để tăng thêm thu nhập. Nhưng 2-3 năm lại đây, tình trạng này giảm hẳn nhờ lực lượng kiểm lâm, bảo vệ rừng kiểm tra gắt gao. Đồng thời, các sở, ngành cũng phối hợp với địa phương tăng cường công tác tuyên truyền để người dân nâng cao ý thức trong bảo vệ rừng và các loài động vật quý hiếm.
Ông Hồ Thanh Lâm, ấp 4, xã Thanh Sơn (huyện Định Quán), chia sẻ: “Gia đình tôi sống ven rừng tự nhiên, ngày trước những lúc rảnh tôi thường vào rừng săn chim và thú nhỏ để cải thiện bữa ăn gia đình. Song, mấy năm gần đây được tuyên truyền bắt động vật rừng tự nhiên sẽ gây ảnh hưởng lớn đến khí hậu, làm cho thời tiết khắc nghiệt hơn nên tôi bỏ luôn thú đi săn”.
Không chỉ ở Định Quán, các huyện có rừng khác, như: Vĩnh Cửu, Tân Phú, Xuân Lộc, ý thức người dân trong bảo vệ động vật hoang dã quý hiếm cũng được nâng lên rõ rệt.
Theo Chi cục Kiểm lâm Đồng Nai, số vụ vi phạm về săn bắt, buôn bán trái phép động vật hoang dã trên địa bàn tỉnh những năm gần đây giảm hẳn. Từ đầu năm 2014 đến nay, lực lượng kiểm lâm trên địa bàn tỉnh mở nhiều đợt kiểm tra, phát hiện 16 vụ vi phạm về săn bắt, buôn bán động vật hoang dã với số lượng 5 con, giảm gần 50% so với cùng kỳ năm 2013.
Ông Nguyễn Văn Dũng, Phó trưởng phòng Bảo tồn thiên nhiên thuộc Chi cục Kiểm lâm tỉnh, cho biết: “5 năm qua, người dân trên địa bàn tỉnh đã trao trả cho lực lượng kiểm lâm 102 cá thể động vật hoang dã quý hiếm. Sau khi tiếp nhận, chi cục đã chuyển những cá thể này về Trung tâm cứu hộ thuộc Vườn quốc gia Cát Tiên và Trung tâm cứu hộ động vật hoang dã ở Củ Chi (TP. Hồ Chí Minh) để trả về rừng tự nhiên”.
Tại Đồng Nai, nhiều loại động vật hoang dã được cấp phép để người dân gây giống và nuôi với số lượng lớn, như: nhím, rắn ráo trâu, kỳ đà vân, trăn đất, cá sấu xiêm... Do đó, các nhà hàng có nhu cầu có thể mua được động vật hoang dã có nguồn gốc, không phải lén lút. Tuy nhiên, gần đây khách sử dụng thức ăn có nguồn gốc từ động vật hoang dã tại Đồng Nai và TP.Hồ Chí Minh đã giảm từ 50-70%.
Ông Nguyễn Văn Hải, chủ trại nuôi rắn ráo trâu, cho biết: “Mấy năm trước, các nhà hàng trong và ngoài tỉnh tiêu thụ rắn ráo trâu nhiều nên giá khá cao, có đợt lên đến 400 ngàn đồng/kg, song nay nhu cầu ít, giá chỉ còn trên 100 ngàn đồng/kg”.
Hay như nhím thịt năm 2012 có giá trên 300 ngàn đồng/kg, từ năm 2013 đến nay giảm dần, hiện chỉ còn hơn 100 ngàn đồng/kg và rất khó bán. Nhiều trại nuôi nhím đang chịu thua lỗ vì trót đầu tư lớn, đến khi có hàng lại không bán được.
Khảo sát nhiều nhà hàng trên địa bàn TP.Biên Hòa, các huyện Định Quán, Xuân Lộc cho thấy các quán có bán đặc sản thịt động vật hoang dã giảm hẳn. Chị Dương Việt Hồng, cán bộ truyền thông của WCS, cho biết: “Năm 2013, WCS có tổ chức đợt khảo sát tại Đồng Nai, số lượng nhà hàng có bán thịt động vật hoang dã giảm nhiều so với những năm trước”.
Cũng theo chị Hồng, khoảng 2 năm lại đây, ý thức của người dân trong bảo vệ động vật hoang dã quý hiếm được nâng lên rõ rệt. Đồng thời, luật pháp Việt
Nguồn: Báo Đồng Nai
Các bài viết khác:
- Thông báo giới thiệu chức danh và chữ ký của Chánh Văn phòng Cục Lâm nghiệp
- Đề cương báo cáo xây dựng Đề án nâng cao chất lượng rừng nhằm bảo tồn hệ sinh thái rừng và phòng chống thiên tai
- Phê duyệt Chương trình phát triển Sâm Việt Nam
- Phát động cuộc thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng năm 2023
- Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Phòng quản lý rừng đặc dụng, phòng hộ thuộc Cục Lâm nghiệp
- Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Phòng Chế biến và Thương mại lâm sản thuộc Cục Lâm nghiệp
- Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Phòng Tổ chức sản xuất lâm nghiệp thuộc Cục Lâm nghiệp
- Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Phòng Sử dụng rừng thuộc Cục Lâm nghiệp
- Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Phòng Phát triển rừng thuộc Cục Lâm nghiệp
- Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Phòng Pháp chế, Thanh tra thuộc Cục Lâm nghiệp