Hội thảo quốc gia lấy ý kiến góp ý về dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 156/2018/NĐ-CP
Ngày 24/10/2022, tại Hà Nội, Tổng cục Lâm nghiệp với sự hỗ trợ của Dự án quản lý rừng bền vững đã tổ chức Hội thảo quốc gia lấy ý kiến góp ý về dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 156/2018/NĐ-CP ngày 16/11/2018 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Lâm nghiệp (Nghị định 156). Tổng cục trưởng Tổng cục Lâm nghiệp Nguyễn Quốc Trị chủ trì Hội thảo.
Hội thảo có sự tham dự của đại diện Văn phòng Chính phủ và các Bộ: Tài chính, Tư pháp, Tài nguyên và Môi trường, Kế hoạch và Đầu tư, Xây dựng; các thành viên Ban soạn thảo, Tổ biên tập; đại diện một số đơn vị thuộc Bộ Nông nghiệp và PTNT, Tổng cục Lâm nghiệp. Đại diện Lãnh đạo Sở Nông nghiệp và PTNT, Chi cục Kiểm lâm, Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng của các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Đại diện một số hiệp hội, chủ rừng, cơ quan nghiên cứu, tổ chức quốc tế và dự án về lâm nghiệp; chuyên gia tư vấn.
Sau hơn 3 năm triển khai thi hành, Nghị định 156 đã tạo chuyển biến quan trọng trong phát triển lâm nghiệp, đóng góp tích cực vào việc quản lý, bảo vệ và phát triển rừng, bảo vệ môi trường sinh thái, ứng phó với biến đổi khí hậu; tạo việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân vùng trung du và miền núi. Tuy nhiên, hiện nay, một số quy định tại Nghị định 156 đã bộc lộ bất cập. Một số nội dung đến nay mới đủ điều kiện quy định bổ sung hoặc cần được sửa đổi để phù hợp với các văn bản QPPL mới ban hành. Do vậy, năm 2022, Tổng cục Lâm nghiệp tham mưu Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xây dựng hồ sơ dự thảo Nghị định sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định số 156/2018/NĐ-CP trình Chính phủ xem xét, ban hành.
Tại Hội thảo, các đại biểu tham dự đã tập trung cho ý kiến thảo luận về các vấn đề chủ yếu như: Quy định về du lịch sinh thái, giải trí, nghỉ dưỡng; sản xuất lâm, nông, ngư nghiệp trong rừng đặc dụng, rừng phòng hộ, rừng sản xuất: Nội dung đề án, dự án, cho thuê môi trường rừng, xây dựng công trình; Quy định về thanh lý rừng trồng; Về trình tự, thủ tục giao rừng, cho thuê rừng, chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác, thu hồi rừng; Dịch vụ môi trường rừng.
Các ý kiến tham gia tại Hội thảo là cơ sở để Tổng cục Lâm nghiệp tiếp tục hoàn thiện hồ sơ, gửi cơ quan thẩm định, tiếp thu, giải trình ý kiến thẩm định và trình Chính phủ xem xét ban hành, dự kiến trong tháng 11/2022.
Các bài viết khác:
- Phát triển du lịch sinh thái gắn với bảo tồn đa dạng sinh học
- Triển khai sáng kiến Liên minh giảm phát thải thông qua tăng cường tài chính lâm nghiệp
- Thông tư số 13/2023/TT-BNV ngày 31/8/2023 của Bộ Nội Vụ Hướng dẫn lưu trữ hồ sơ thủ tục hành chính điện tử
- Lấy ý kiến góp ý Dự thảo Thông tư quy định phương pháp định giá rừng, hướng dẫn định khung giá rừng
- Quy chế quản lý, sử dụng tài sản công do Cục Lâm nghiệp quản lý (Quyết định số 181/QĐ-LN-VP ngày 21/9/2023)
- Kế hoạch chuyển đổi số của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn năm 2023 (Quyết định số 1837/QĐ-BNN-CĐS ngày 11 tháng 5 năm 2023)
- Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 (Quyết định số 749/QĐ-TTg ngày 03 tháng 6 năm 2020)
- Lấy ý kiến góp ý Dự thảo Đề án nâng cao chất lượng rừng nhằm bảo tồn hệ sinh thái rừng và phòng chống thiên tai đến năm 2030
- Tổ chức và hoạt động của Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng Việt Nam (Quyết định số 3618/QĐ-BNN-TCCB ngày 28/8/2023)
- Quy chế về xét nâng bậc lương trước thời hạn của Cục Lâm nghiệp (Quyết định số 139/QĐ-LN-VP ngày 06/9/2023)