Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức Diễn đàn đối thoại chính sách về phát triển công nghiệp chế biến, xuất nhập khẩu gỗ bền vững
Ngày 29/3/2013, Thứ trưởng Hà Công Tuấn đã chủ trì “Diễn đàn đối thoại chính sách về phát triển công nghiệp chế biến, xuất nhập khẩu gỗ bền vững” tại Thành phố Hồ Chí Minh. Tham dự Diễn đàn có đại diện Văn phòng chính phủ, các Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Công Thương, Hiệp hội Làng nghề Việt Nam, Hiệp hội Chế biến gỗ và khoảng 100 doanh nghiệp chế biến, xuất, nhập khẩu gỗ trên phạm vi toàn quốc, cùng một số cơ quan thông tấn báo chí trung ương và địa phương. Diễn đàn tập trung thảo luận, đề xuất nội dung về cơ chế chính sách liên quan đến công nghiệp chế biến và xuất nhập khẩu gỗ.
Đại diện các doanh nghiệp nhất trí với đánh giá, nhận định của Bộ Nông nghiệp và PTNT về tình hình xuất khẩu gỗ năm 2012 và 3 tháng đầu năm 2013. Nhiều ý kiến cho rằng, Chính phủ nên quan tâm hơn về chính sách ưu đãi đối với ngành chế biến gỗ hiện nay, bổ sung chính sách cho vay ngoại tệ, xóa bỏ chính sách tạm thu thuế xuất đối với gỗ nhập khẩu, giảm các thủ tục hành chính cho quá trình chế biến, xuất, nhập khẩu gỗ. Trong quá trình trao đổi, thảo luận, đa số các ý kiến của các doanh nghiệp đã được đại diện các Bộ, ngành giải đáp. Ngoài ra còn một số ý kiến đề nghị làm rõ vai trò quản lý giữa các Bộ và nội dung dự thảo Thông tư kiểm dịch thực vật, Ban tổ chức đã ghi nhận để báo cáo Bộ và Chính phủ xem xét.
Kết thúc quá trình đối thoại tại Diễn đàn, Thứ trưởng Hà Công Tuấn đã kết luận, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã ban hành Chiến lược về phát triển ngành công nghiệp chế biến gỗ, theo đó trong thời gian tới, Bộ sẽ tham mưu, báo cáo Chính phủ tạo cơ chế thông thoáng để tiếp tục giữ tốc độ tăng trưởng ngành công nghiệp chế biến gỗ như hiện nay, chú trọng hơn đến thị trường trong nước; tiến tới tự chủ về nguồn nguyên liệu nội địa thông qua việc cải tiến công nghệ trồng rừng và trồng cây phân tán. Đối với gỗ rừng tự nhiên, chỉ cho phép các đơn vị chủ rừng thực hiện quản lý rừng bền vững mới được khai thác và cần tăng cường kiểm soát để tránh tình trạng lợi dụng. Năm 2013, cân nhắc chỉ cho phép khai thác số lượng gỗ tối đa bằng năm 2012. Ngoài ra, Thứ trưởng cũng giao Đoàn đàm phán Lacey & FLEGT cần đẩy nhanh tiến độ đàm phán để hỗ trợ các doanh nghiệp có biện pháp đáp ứng các yêu cầu của EU khi các quy định về FLEGT có hiệu lực./.
Chu Ngọc Quân-Văn phòng Bộ
Các bài viết khác:
- Chương trình công tác năm 2023 của Tổng cục Lâm nghiệp
- Nghị định về thí điểm chuyển nhượng kết quả giảm phát thải và quản lý tài chính thỏa thuận chi trả giảm phát thải khí nhà kính vùng Bắc Trung Bộ
- Triển khai xây dựng Đề án phát triển Dược liệu và Đề án phát triển giá trị đa dụng của hệ sinh thái rừng
- Xin ý kiến dự thảo tiêu chuẩn:
- Thông tư số 25/2022/TT-BNNPTNT ngày 30/12/2022 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Quy định về trồng rừng thay thế khi chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác
- Thông báo Kết quả chỉ định thầu gói thầu Hỗ trợ quá trình: “Khảo sát đánh giá, tổ chức họp kỹ thuật và xây dựng báo cáo nghiên cứu sửa đổi, bổ sung Nghị định số 29/2018/NĐ-CP ngày 05/3/2018"
- Thông tư số 26/2022/TT-BNNPTNT ngày 30/12/2022 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Quy định về quản lý, truy xuất nguồn gốc lâm sản
- Công văn số 03/CTVN ngày 03/01/2023 của Cơ quan Thẩm quyền Quản lý CITES Việt Nam về kết quả biểu quyết các đề xuất sửa đổi, bổ sung Phụ lục CITES
- THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG CÁC VƯỜN QUỐC GIA
- Hệ sinh thái rừng Việt Nam